Trang chủ > Đọc chơi > OUTSOURCING -CALL CENTER VÀ VIỆT NAM – VẤN ĐỀ HỘI NHẬPCỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ -XàHỘI

OUTSOURCING -CALL CENTER VÀ VIỆT NAM – VẤN ĐỀ HỘI NHẬPCỦA ĐỊA LÝ KINH TẾ -XàHỘI


1. OUTSOURCING VÀ CALL CENTER LÀ GÌ?
1.1. Outsourcingvà vai trò của nó
1.1.1. Outsourcing là gì?
Outsourcing hay offshore outsourcing là một thuật ngữ tiếng Anh rất phổ biến trong những năm gần đây,nhất là ở các nước đang phát triển. Outsourcingcó nghĩa là “sự thuê nguồn lực từ bên ngoài” hay “thuê ngoài” (outsource). Theo đó, một đơn vị nào đó khi thực hiện một dự án lớn (sản
xuất máy bay, tàu thủy, phần mềm máy tính, v.v..) họ sẽ tách dự án ra thành từng phần nhỏ và thuê các công ty đối tác khác có chuyên môn tương ứng để đảm nhiệm thực hiện. Từ đó, có thể thấy rằng outsourcing chính là sự thể hiện của sự phân chia lao động (division of labour) hay sự chuyên môn hóa trong sản xuất (professionalized productionhay professionalization). Tuy nhiên, do xu hướng phát triển của xã hội mà outsourcingđược xuất hiện và chú ý nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Do đó, khi nói đ ến outsourcing, người ta thường nghĩ đến đây là một thuật ngữ chỉ dùng trong chuyên môn hóa của ngành công nghệ tin học với ý nghĩa “dịch vụ gia công phần mềm” hay “ngành gia công phần mềm”. Nhận thức này không hoàn toàn sai nhưng rõ ràng cần phải hiểu rằng outsourcing là một thuật ngữ “mở” với ý nghĩa là “sự thuê mướn nguồn lực từ bên ngoài ở mỗi lĩnh
vực sản xuất” hơn là hiểu theo một nghĩa hẹp của từng chuyên ngành.
1.1.2. Vai tròcủa outsourcing
Từ nhận thức nêu trên, có thể thấy rằng outsourcingđã xuất hiện từ khi conngười biết phân chia lao động cách đây hơn 1 triệu năm (vào thời kỳ đồ đá – Stone Age). Khi đồng tiền –vật ngang giá chung –xuất hiện thì vai trò của outsourcingcàng quan trọng và trở thành một xu hướng tất yếu không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội loài người. Nếu không có outsourcingthì sẽ không của sự chuyên môn hóa, không có sự phân chia lao động. Lúc ấy, mỗi người sẽ tự làm lấy những gì mình cần mà không có sự trao đổi lẫn nhau.Mỗi người sẽ phải tự trồng lúa, tự dệt vải, tự xây nhà, v.v.. chẳng còn ai dạy học, chẳng còn ai khám bệnh, làm phim, hát nhạc… và lúc ấy, chắc chắn xã hội sẽ không thể phát triển như ngày nay được.Ngày nay, outsourcingxuấthiện rất nhiều ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Brazil… với vai trò là một trong những hình thức khả thi nhất để đưa các nước này hiện thực hóa chính sách “đi tắt đón đầu” các nước phát triển. Điều này thể hiện qua sựlệ thuộc không phân biệt lẫn nhau giữa các nước trên thế giới trong hoạt động sản xuất đa dạng của mình. Nhờ đó, các nước đang phát triển sẽ có cơ hội tiếp cận và thừa hưởng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, rút ngắn thời gian nghiên cứu phát triển và tích lũy vốn; trong khi đó, các nước phát triển thì lại được hưởng
lợi từ việc sử dụng lao động có năng suất cao với giá rẽ và thị trường tiêu thụ lớn từ các nước đang phát triển. Ngoài hai vai trò quan trọng ở tầm vĩ mô nêu trên, outsourcingcòn cóvai trò và ý nghĩa quan trọng đối với từng trường hợp cụ thể trong sản xuất. Chẳnghạn, đốivới một công ty công nghệ A, khi thực hiện một dự án phần mềm, họ sẽ tách ra thành các module nhỏ để thuê các công ty có thế mạnh chuyên trách thực hiện. Các công ty đối tác sau khi hoàn thành sẽ bàn giao lại các source, module, code… cho công ty A. Khi đó, outsourcing sẽ trở nên vô cùng hữu ích trong việc tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực và góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đối với các công ty đối tác, họ sẽ nhận được sự đầu tư tài chính,công nghệ quan trọng cho sự phát triển và chuyên môn hóa của mình bên cạnh nguồn thu nhập không nhỏ từ sự phân chia lao động mà outsourcingmang lại.
1.2. Call center
1.2.1. Hiểu về call center
Call center là một thuật ngữ chỉ trung tâm chăm sóc khách hàng (customer care)tập trung nhằm cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho khách hàng trong một hoặc nhiều lĩnh vực mà nó đảm trách thông qua điện thoại.

1.2.2. Vai trò và đặc điểmcủa call center
Trên thựctế, call centercũng thường là công ty con hoặc công ty đối tác của một công ty, tập đoàn sản xuất nào đó với vai trò là “cửa ngỏ” của công ty, quyết định sự thành bại của công ty sản xuất đó.Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chất lượng dịch vụ và sản phẩm giữa các công ty đã gần như ngang bằng và cạnh tranh bằng giá cả cũng chỉ còn là “hạ sách” thì giải pháp còn lại
chỉ là thái độ và chất lượng phục vụ, hậu mãi. Khi đó, call centersẽ trở nên quan trọng trong quyết sách phát triển của mỗi công ty, doanh nghiệp trong vai trò đưa khách hàng trở thành “thượng đế” thông qua nghiệp vụ cung cấp thông tin và giải đáp thỏa đáng các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Thông qua việc kết nối khách hàng đến với các dịch vụ, sản phẩm hoặc nhà tư vấn, doanh nghiệp, các call centercòn là cầu nối, một kênh quảng bá quan trọng của các công ty, doanh nghiệp trong sách lược phát triển hình ảnh và sản phẩm của mình tới thị trường. Tổng đài 1080 của Công ty Dịch vụ Viễn thông Sài Gòn –Bưu điện Tp.Hồ Chí Minh là một ví dụ tiêu biểu cho hai vai trò nêu trên. Khi khách hàng gọi đến tổng đài 1080, các điện thoại viên ở đây, bằng giọng nói truyền cảm của mình không chỉ cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc theo yêu cầu của kháchhàng mà còn kết nối khách hàng đến các dịch vụ tư vấn (đài 1088) hoặc dịch vụ doanh nghiệp (đài 1089), v.v..Với vai trò của mình, các call centerhoạt động phụ thuộc chặt chẽ vào công ty chủ quản hoặc công ty đã thuê mướn (outsource). Điều này có nghĩa là khi một công ty A nào đó outsourcedịch vụ chăm sóc khách hàng thì call centerđó sẽ hoạt động theo các nội dung và chính sách mà công ty A đưa ra và gần như phải trung thành tuyệt đối với các chính sách chăm sóc khách hàng của công ty A. Mobifone ở ViệtNam là một ví dụ tiêu biểu. Để tăng sức mạnh cạnh tranh, ngoài việc mở ra các Mobitech –các công ty con thực hiện chức năng call centercho mình, Mobifone còn outsourcethêm nhiều công ty tư nhân khác ở khắp cả 5 Trung tâm Thông tin di động của mình để thực hiện chức năng call center, trong đó có INC (74A, Mậu Thân, Tp.Cần Thơ) thuộc Trung tâm Thông tin di động khu vực IV –Đồng bằng sông Cửu Long. Khi đó, INC, mặc dù là công ty đối tác của Mobifone, nhưng sẽ phải hoạt động giao dịch với khách hàng theo đúng nội dung và
chính sách customer caremà Mobifone đưa ra.
Một đặc điểm đáng lưu ý khác của call centerlà đảm nhận hoạt động liên tục bằng mọi giá (non-stop). Theo đó, các điện thoại viên ở call centersẽ phải làm việc theo ca luân phiên để đảm nhận cáccuộc gọi của khách hàng liên tục 24/7, kể cả các ngày nghỉ và ngày lễ. Thêm vào đó, mỗi call centerđều được thiết kế với 2 line –một linegiải đáp trực tiếp (khi có điện thoại viên tiếp nhận cuộc gọi của khách hàng) và một linehướng dẫn khai thác tự động (khi linecòn lại bận do số lượng điện thoại viên có hạn). Khác với các loại hình sản xuất khác, call centercó lẽ là một loại hình sản xuất “cá
biệt”nhấtkhi bản chất của nó là không liên quan gì đến quá trình sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng.Điều này là do call centergần như hoạt động độc lập với các bộ phận khác (điều này càng chính xác khi call centerlà một công ty đối tác) và chỉ có nhiệm vụ duy nhất là cầu nối giữa khách hàng và công ty sản xuất, cung cấp dịch vụ. Khi khách hàng có yêu cầu, điện thoại viên ở call centersẽ tư vấn, giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp; khi có khiếu nại của khách hàng, điện thoại viên ở call centersẽ tiếp nhận, thay mặt công ty nhận trách nhiệm trước khách hàng. Tiếp sauđó, các điện thoại viên sẽ feedback (phản hồi) tấtcả các thông tin tiếp nhận được từ khách hàng về các bộ phận có liên quan trong công ty sản xuất để xử lý, từ khâusản xuất, marketing, PR(Public Relations)sản phẩm, bán hàng, bảo hành, bảo trì, cho đếngiải
quyết khiếu nại cho khách hàng đều không hề có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của nhân viên call center. Trên thế giới, call centerđã phát triển khá lâu và đã bắt đầu hình thành các hệ thống call centerchuyên nghiệp. Đây sẽ là bước tiến vô cùng ý nghĩa cho thị trường dịch vụ viễn thông; đồng thời xu hướng này còn mở racơ hội lớn cho thị trường lao động, giúp người lao động có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc năng động gắn liền với công nghệ và ngoại ngữ nhưng cũng không kém phần áp lực. Ở nhiều nước, call centercũng đã phát triển đến một tầm cao với vai trò đảm nhiệm nhiều chức năng và phục vụ cho nhiều outsourcer(công ty thuê ngoài). Ấn Độ và Philippines là hai quốc gia phát triển mạnh nhất thế giới về lĩnh vực này.Các call center ởđây cũng đã từng bước thiết lập thành các hệ thống xuyên quốc gia(agency systems), đảm nhiệm vai trò outsourcingcho nhiều tập đoàn nổi tiếng như Coca Cola, Nokia, Honda, Pepsi, Unilever, Sony, …
2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA OUTSOURCING VÀ CALL CENTER
Theo các phân tích ở mục 1.2.2, có thể thấy rằng call centercó mốiliên quan chặt chẽ đến outsourcingvà ngược lại. Nếu như outsourcinglà một tiêu chí thể hiện khả năng cạnh tranh và tận dụng cơ hội phân công lao động của các nước đang phát triển trong chính sách phát triển đón đầu của mình thì call centercũng cần được nhìn nhận như một tiêu chí để đánh dấu sự có mặt của outsourcing.
Thật vậy, khi một tập đoàn xuyên quốc gia bất kỳ muốn outsourcevào một quốc gia nào đó, tập đoàn này dù kinh doanh ở lĩnh vực nào thì cũng cần phải có sự quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình đến với thị trường sở tại. Đồng thời, để phát triển kinh doanh lâu dài, tập đoàn này còn phải nghĩ đến chiến lược cạnh tranh về lâu về dài. Do đó, call centersẽ được ra đời như là một yêu cầutất yếu để đảm đương các trọng trách nặng nề này.
Sự xuất hiện các call center ở một quốc gia càng nhiều càng cho thấy sự phát triển năng động của một quốc gia cũng như là sự có mặt đa dạng của các outsourcer.Đây sẽ là lợi thế rất lớn trong việc nâng cao“chỉ số tín nhiệmvề môi trườngđầu tư” và tranh thủ nguồn đầu tư từ bên ngoài(FDI)cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên, có thể dễ nhận thấy rằng, ở một mức độ nào đó,mối liên hệ giữa call centervà outsourcingvẫn là một mối liên hệ trong giới hạn.Trên thực tế, lĩnh vực phát triển call centermạnh nhất vẫn là lĩnh vực viễn thông và các outsourcernhiều nhất cũng thuộc lĩnh vực này. Điều này có thể dễ lý giải bởi viễn thông (bao gồm cả thông tin liên lạc) là lĩnh vực đang phát triển như vũ bão hiện nay với doanh thu “một vốn bốn lời”.
Hơn nữa, như đã đề cập, sự cạnh tranh giữa các tập đoàn viễn thông hiện nay không còn ở chất lượng và giá thành dịch vụ, sản phẩm mà đã được chuyển sang bộ phận customer care –bộ phận không trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ra dịch vụ, sản phẩm.
3. HIỆN TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING VÀ CALL CENTER Ở VIỆT NAM
3.1. Hiện trạng và tiềm năng phát triển outsourcing ở Việt Nam
Outsourcingphụ thuộc rất nhiều vào chính sách và điều kiện phát triển của một nước. Ở Việt Nam, những năm gầnđây hoạt động outsourcingđã được chú ý khá nhiều và bắt đầu phát triển khá tốt nhờ vào sự linh hoạt trong chính sách và các thế mạnh về nguồn lực phát triển kinh tế -xã hội.
Từ năm 2000 trở về trước, hoạt động outsourcing ở nước ta rất hiếm và hầu như chỉ là outsourcetrong nước mặc dù chúng ta đã được gỡ bỏ cấm vận từ 5 năm trước đó. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này cơ chế thu hút FDI của nước ta vận hành chưa hiệu quả, môi trường và điều kiện để hấp dẫn các outsourcerthiếu sự cạnh tranhso với các nước khác như Ấn Độ, Phillipines, Singapore, Thái Lan… Hơn nữa, trong thời kỳ này, hoạt động đào tạo của nước ta còn hạn chế kéo theo chất lượng nguồn lao động còn rất thấp và số lượng còn hạn hẹp.
Giai đoạn 2000 –2005 được xem là giai đoạn đưa nước ta vào danh sách các nước đang phát triển năng động hàng đầu thế giới. Đây cũng chính là giai đoạn “bản lề” cho hoạt động outsourcingthực sự hình thành với sự ra đời của nhiều công ty liên doanh liên kết với nước ngoài cũng như các chi nhánh của công ty, tập đoàn xuyên quốc gia. Cụ thể, ở lĩnh vực viễn thông có Mobifone, S-fone; ở lĩnh vực vận tải có Honda, Suzuki, Toyota; ở lĩnh vực thực phẩm và hàng tiêu dùng có các tập đoàn lớn như Coca Cola, Pepsi, Unilever, v.v..
Giai đoạn 2005 –2010là giai đoạn hình thành thị trường outsourcingrõ rệt ở nước ta. Số lượng các outsourcerkhông ngừng tăng lên cùng với số lượng các dự án được triển khai. Tiêu biểu có thể kể đến các dự án nổi bậc như Nhà máy Honda Việt Nam, Chip Intel Vietnam, Google Vietnam, v.v.. So với các nước khác, Việt Nam có phần phát triển nhanh hơn trong con đường hình thành thị trường outsourcingquốc tế khi chỉ sau 5 năm giai đoạn “bản lề”. Điều này là nhờ cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi linh hoạt và nhanh chóng để thích nghi với tình hình mới; đồng thời, lực lượng lao động của nước ta được đào tạo với số lượng lớn ở các ngành mũi nhọn, nhờ đó đã cung ứng đủ cho nhu cầu của thị trường lao động lành nghề và công nghệ cao. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất đế hình thành thị trường outsourcingquốc tế ở Việt Nam. Nhà máyChip Intel Việt Nam 1 tỷ USD đầu tiên ở Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn là điểm nhấn cho thị trường outsourcing Việt Nam (Nguồn: dantri.com.vn)
Giai đoạn từ nay đến 2015 được dự đoán sẽ là giai đoạn bùng nổ thị trường outsourcing ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm mới của outsourcingvề gia công phần mềm ở châu Á. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi từ năm 2010, chúng ta đã gần như hoàn thành việc sửa đổi hợp lý trong chính sách thu hút đầu t ư nước ngoài,tạo điều kiện thuận lợi và môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư quốc tế. Ngoài ra, các yếu tố sau đây sẽ làm cho nước ta có nhiều tiềm năng để hiện thực hóa nhận định này:
– Giá thành lao động(Labour cost):Đây là yếu tố quyết định đến chiến lược thuê ngoài của các nhà đầu tư. Trên thực tế, mặc dù Ấn Độ và Trung Quốc vẫn được xem là 2 quốc gia đi đầu trong thị trường outsourcing châu Á (Việt Nam xếp thứ 3) nhưng do tốc độ phát triển kinh tế cũng như sự trưởng thành của các công ty nhận outsourcingđã đẩy giá thành hợp đồng outsourcinglên cao. Nhờ đó, với giá thành lao động rẽ hơn ½ và 30 –40% lần lượt ở Ấn Độ và Trung Quốc, nước ta có thể cạnh tranh tốt với các nước này để dành thị phần trong tương lai.
– Phẩm chất người lao động(Labour ability):Người Việt luôn được ca ngợivề đức tính cần cù, sáng tạo và khả năng thích ứng, tiếp cận nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ cao. Đây là lợi thế rất lớn để ta cạnh tranh với các nước khác trong lĩnh vực gia công phần mềm và các ngành công nghệ cao.
– Nguồn lao động dồi dào(A strong labour pool):Với cơ cấu dân số trẻ, nước ta được xếp vào nhóm nước có cơ cấu dân số vàng. Điều quan trọng là có gần 99% số người trong độ tuổi lao động ở nước ta đều biết đọc biết viết (con số này vượt xa Ấn Độ -58%) và mỗi năm cung cấp cho thị trường lao động khoảng 20.000 kỹ sư và hàng vạn lao động lành nghề.
– Môi trường ổn định(Stability):So với nhiều nước trên thế giới, môi trường kinh tế, chính trị ở Việt Nam khá ổn định. Đây là một lợi thế không nhỏ để thu hút sự đầu tư của các tập đoàn kinh tế quốc tế trong điều kiện kinh tế, chính trị thế giới có nhiều bất ổn và biến động như hiện nay. Thêm vào đó, với những cam kết và nỗ lực của Chính phủ trong việc chống tham nhũng càng củng có thêm niềm tin cho các nhà đầu tư quốc tế.
– Việt Kiều(The oversea Vietnamese diaspora):Lịch sử Việt Nam đã tạo ra một số lượng người Việt sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Mỹ (khoảng 2 triệu người) và một số nước châu Âu –nơi có những tập đoàn lớn đang hoạt động. Bằng cách làm việc và nắm những vị trí chủ chốt trong liên doanh giữa các tập đoàn này với Việt Nam, lực lượng đông đảo doanh nhân Việt hải ngoại được xem là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược quảng bá và phát triển outsourcing ở Việt Nam.
3.2. Hiện trạng và cơ hội phát triển củacall center Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc phát triển loại hình dịch vụ này -đó là điều được nhiều nhà quan sát nhận định. Thuận lợi được nêu ra chính là giá thuê nhân viên call centerrẻ hơn so với nhiều nước trên thế giới trong khigiácước viễn thông đang có xu hướng giảm… Vấn đề ngoại ngữ thì Việt Nam sẽ nhanh chóng bắt kịp trong khoảng 1 thập niên nữa với đà học ngoại ngữ đang phát triển mạnh hiện nay. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí xây dựng phòng ban, đội ngũ chăm sóc và tiếp cận khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời muốn tìm đến hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp thì nhu cầu thuê các call center chuyên nghiệpthực hiện thay cho các khâu này sẽ ngày càng cao hơn.Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số công ty như FOCUS, Minh Phúc Telecom, Công ty Dịch vụ Viễn thông Sài Gòn… đều đang đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động này(iNet, 2007).Trong tương lai không xa, xu hướng toàn cầu hóa sẽ mang call centerchuyên nghiệp vào Việt Nam vớivăn hóa chămsóc khách hàng đạt quy chuẩn. Khi đó, nếu một khách hàng từ Mỹ của một thương hiệu nào đó có thắc mắc, họ sẽ gọi đến call center là agency của thương hiệu đó đặt tại Việt Nam. Nhân viên người Việt sẽ “chăm sóc” khách hàng bằng cách trả lời tất cả những gìxung quanh thương hiệu này bằng tiếng Anh, theo đúng yêu cầu, thắc mắc của khách. Khi môi trường đầu tư được hoàn thiện, các nhà cung cấp dịch vụ lớn sẽ đầu tư vào Việt Nam và có những chính sách cạnh tranh như giảm giá thành dịch vụ, đào tạo kỹ năng cho nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ call center ở nước ta(iNet, 2007).
Trung tâm chăm sóc khách hàng của Viettel (nguồn: nss.vn)
3.3. Những thách thức cho sự phát triển của Outsourcing Việt Nam
Khi xu hướng phát triển của xã hội hiện nay là các ngành công nghệ cao thì outsourcing và call centerlà phương án khả thi nhất cho các nước đang phát triển có nhiều tiềm năng như Việt Nam thực hiện chính sách phát triển “đi tắt, đón đầu” để rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước lớn. Với doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm mà outsourcingvà call center mang lại, với những tiềm năng và thế mạnh được hội tụ như đã phân tích bên trên, có thể tin rằng trong tương lai không xa nữa, Việt Nam sẽ là một trung tâm outsourcingnăng động bậc nhất châu Á. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng phát triển outsourcing ở Việt Nam cũng cần nhận ra rằng Việt Nam còn rất nhiều vấn đề rào cản cho tiềm năng phát triển outsourcing
của mình. Những vấn đề này chủ yếu liên quan đến chính sách quản lý (government policies), cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ (Technology infrastructure), sự hạn chế trong nguồn lực lao động (workforce limitations), và quy mô thị trường (scale of current outsourcer size) còn hạn chế so với các nước khác (John Gallaughter and Greg Stoller, 2004). Nếu khắc phục được những hạn chế cơ bản trên và với sự quyết tâm của mình, chắc
chắn Việt Nam sẽ đạt được thành công trên con đường đi tìm chỗ đứng vững chắc và thuyết phục trong thị trường offshore outsourcingsôi động của thế giới.
3. PHẦN KẾT LUẬN
Từ các vấn đề trình bày có thể thấy rằng Outsourcing và Call center chính là các hoạt động điển hình của ngành dịch vụ. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, outsourcingvà call centerđã trở nên phổ biến và là một xu thế nóng trong sự phát triển của ngành dịch vụ thì ở Việt Nam, cả hai thuật ngữ này chỉ mới dừng lại ở trên báo chí và chưa được nhiều người biết đến, nhất là học sinh, sinh viêndù đây là xu thế mới đang dần hình thành
và phát triển ở nước ta.Điều này không chỉ sẽ tạo ra rào cản cho sự phát triển của các hoạt động này mà còn làm mất đi cơ hội định hướng ngành nghề đối với học sinh, sinh viên. Vì vậy, có thể thấy rằng vai trò của Địa lý, nhất là Địa lýkinh tế -xã hội là rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về loại hình dịch vụ này đối với học sinh, sinh viên.Vì là hoạt động trong ngành dịch vụ, outsourcing –offshore outsourcing và call center
hoàn toàn có thể được lồng ghép vào chương trình giảng dạy Địa lý ở bậc đại học và phổ thông để giới thiệu với sinh viên, học sinh.
Trước hết là ở bậc đại học –nơi đào tạo các giáo viên Địa lý tương lai. Trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý, có nhiều học phần thuộc Địa lý kinh tế -xã hội có thể lồng ghép được hoạt động outsourcingvà call centernhư Địa lý kinh tế -xã hội đại cương (phần dịch vụ), Địa lý kinh tế -xã hội Việt Nam (phần đại cương), Địa lý kinh tế -xã hội thế giới, v.v.. Ở các học phần này, giảng viên có thể lồng ghép nội dun g của hoạt động dịch vụ này vào để giảng dạy và giúp sinh viên hiểu sâu về vai trò, đặc điểm, tiềm năng và cơ hội phát triển của nó trong tương lai. Từ đó, sinh viên sau khi ra trường về giảng dạy ở trường phổ thông sẽ có đủ hiểu biết để lồng ghép vào chương trình giảng dạy Địa lý và giới thiệu cho học sinh.Đối với bậc trung học phổ thông thì việc lồng ghép outsourcing và call centertrong giảng dạy càng có ý nghĩa, không chỉ giúp học sinh có hiểu biết về loại hình dịch vụ này
mà còn mở ra một hướng đi mớitrong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Cụ thể, giáo viên có thể lồng ghép nội dung này để giới thiệu với học sinh ngay từ chương trình Địa lýlớp 10 ở một số bài học trong Chương XII –Địa lý dịch vụđối chương trình nâng cao như bài 48 (Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ), bài 52 (Địa lý ngành thông tin liên lạc) đối với chương trình nâng cao; một số bài trong Chương IX –Địa lý dịch vụđối với chương trình chuẩn như bài 35 và 39 (cùng tên với các bài 48 và 52 ởchương trình nâng cao). Trong chương trình lớp 11 giáo viên cũng có thể lồng ghép nội dung outsourcingvà call centervào giới thiệu cho học sinh ở các bài học về Hoa Kỳ(bài 6, tiết 2), Trung Quốc(tiết 2), Ấn Độ (tiết 2)và Đông Nam Á(tiết 2)như là một trong những nơi phát triển mạnh và năng động nhất trên thế giới về loại hình dịch vụ này.Ở chương trình Địa lý lớp 12 thì việc lồng ghép nội dung này vào các bài học cho học sinh càng có ý nghĩa hơn vì nó gắn liền với thực tế ở Việt Nam và đây cũng là thời điểm mà học sinh đưa ra sự chọn lựa nghề nghiệp cho bản thân mình. Cụ thể, giáo viên có thể lồng ghép giới thiệu các hoạt động dịch vụ này khi giảng dạy ở một số bài học như bài 30 (Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc), bài39 (Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ). Thực tế nghiên cứu chỉ ra rằng nếu được lồng ghép tốt và bài bản kiến thức về outsourcingvà call center ở cả bậc đại học và phổ thông thì hiệu quả mang lại không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viênmà còn góp phần làm cho Địa lý kinh tế xã hội nói riêng, Địa lý học nói chung ngày càng gần hơn với thực tiễn cuộc sống.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andy McCue, 10/7/2007, “Vietnam: The next Offshoring Hot Spot?”, CBS Interactive, CNET Journal Inc..
2. John Gallaughter and Greg Stoller, 2004, “Software Outsourcing in Vietnam: A case study of a Locally Operating Pioneer”, Carroll School of Management, Boston College, USA.
3. Mark Minevich and Frank Jürgen Richter, 2005, “Global Outsourcing Report”, Going Global Ventures Inc., New York, USA.
4. Mecheal Arntd and Pete Engardio, 2006, “Future of Oursourcing”, Business Week magazine, Bloomberg L.P..
5. Paul A. Strassmann, 3/2006, “Is Outsourcing Profitable?”, George Mason University, USA.
6. Warren S. Reid, 1996, “Outsourcing: The 20 Steps to Success”, Management, Technology and Litigation Consulting, Encino, California, USA.
7. Các website: vn.360blog.yahoo.com/quangcute1208 orientsoftware.net procul.org outsource2india.com
——————————————

 

Nguyễn Minh Quang
Bộ môn Sư phạm Địa lý –Khoa Sư phạm –Đại học Cần Thơ
Email: nmquang@ctu.edu.vn –Tel: 0974.566.775

  1. Không có bình luận
  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này